Có phải chúng ta đang quá khắt khe với ê kíp làm phim của bộ phim Đất rừng phương Nam?ôikhóccườivớiĐấtrừngphươnghị luận là gì Đặt câu hỏi tại sao tác phẩm nổi tiếng Tam Quốc diễn nghĩacũng có nhiều phiên bản, mà phim đề cao Tào Tháo là nhà lãnh đạo tài ba kiệt xuất, còn phim lại miêu tả Tào Tháo là gian hùng? Đây cũng là nhân vật trong chính sử, nhưng lại không thấy bất kỳ sự phản đối nào từ khán giả Trung Quốc cũng như khán giả quốc tế?
Bộ phim của đạo diễn Quang Dũng cũng dựa theo cốt truyện của tác phẩm Đất rừng phương Nam,kể về một cậu bé đi tìm cha, chứng kiến mẹ chết và trải qua những gian khổ, vất vả, được nhiều người tốt cưu mang, cứu giúp, và học được bài học về tình người. Vậy lý do gì phải yêu cầu thay đổi cả tên của bộ phim?
Một bài văn, một bài thơ được nhiều nhà phân tích văn học, được các em học sinh phân tích, bình luận ở nhiều khía cạnh khác nhau, tùy vào vị trí, quan điểm của mỗi người. Nếu tất cả đều phân tích đều giống nhau thì chẳng khác nào tất cả các bài thi môn Văn đều giống bài văn mẫu. Vậy sao phải đòi hỏi phim Đất rừng phương Nam phải giống 100% phim truyền hình Đất phương Namvà nguyên tác văn học?
Cảnh quay trong phim về quê hương tươi đẹp, diễn viên diễn xuất tốt, âm nhạc hay nội dung cuốn hút, quan trọng nhất là sau khi xem phim từ lớn tuổi cho đến các em nhỏ thấy yêu quê hương hơn, tính dân tộc được nâng cao, trân trọng sự sống hòa bình và tăng trưởng tình yêu giữa người Việt với người Việt... Đó là những cái rất tốt mà bộ phim đã mang lại. Và với tôi, điều này đáng khen hơn là chê trách.
Nếu bạn chỉ xem những trailer ngắn về cách hóa trang, rồi nghe người ta chê bai về trang phục, mà không xem toàn bộ diễn tiến của bộ phim thì đó là những cái nhìn rất phiến diện. Chưa xem nhưng đã chê với tâm ý "dìm cho bõ ghét một người nào đó" thì khó mong điện ảnh Việt Nam có thể có những bộ phim hay hơn trong tương lai.
>> 'Thiếu công bằng khi so sánh Đất rừng phương Nam với bản truyền hình'
Gia đình tôi đã đi xem bộ phim Đất rừng phương Namngoài rạp. Hai đứa con của tôi đã khóc ngay phân cảnh gay cấn đầu tiên là khi người mẹ hy sinh tính mạng để bảo vệ cho bé An. Không khí rạp lúc đó cũng rất trầm lắng. Và sau đó là những phân cảnh hài hước nhẹ nhàng khiến cả rạp đều bật cười. Tiếp theo nữa là những tiếng phản đối khi nhân vật phản diện của diễn viên Băng Di xuất hiện. Và cuối cùng là những tràng reo mừng khi nhân vật này phải nhận quả báo... Phim có nhiều nhân vật phụ, nhưng họ đều ít nhiều để lại dấu ấn trong lòng khán giả.
Sau khi kết thúc phim, con của tôi đã nói rằng: "Ba mua cho con cuốn truyện Đất rừng phương Namđể con xem toàn bộ nội dung nhé". Điều đó đủ cho thấy bộ phim đã cuốn hút khán giả nhỏ tuổi đến mức nào. Tiếc rằng có nhiều người dễ dãi tin vào những lời chê bai của anti - những người không xem phim mà chỉ "ném đá" trên mạng để rồi lỡ mất cơ hội thưởng thức một tác phẩm có chất lượng.
Về những thiếu sót của bộ phim, tôi hoan nghênh tinh thần cầu tiến của ê kíp làm phim khi biết lắng nghe, hợp tác chỉnh sửa vài câu nói liên quan đến hai bang hội trong phim, dù rằng tiểu thuyết và phim dựa theo tiểu thuyết đều không phải là kênh chính thống để nghiên cứu lịch sử. Cái quan trọng nhất của bộ phim là truyền tải đúng nội dung chính của tác phẩm văn học, từ đó giúp cho người xem thấy yêu quê hương hơn, yêu dân tộc hơn, biết trân trọng cuộc sống hòa bình.
Tôi ra đường uống cà phê, thấy nhiều người bàn tán về phim với những lời khen ngợi, lên mạng thấy nhiều người nổi tiếng bình luận về tác phẩm này, bài hát Bài ca đất phương Namtrong phim được nhiều người tìm kiếm... Tất cả những điều đó mới chính là minh chứng cho sự thành công của Đất rừng phương Nam.
>> Bạn đã xem Đất rừng phương Nam và có nhận xét thế nào? Gửi bài tại đây. Bài viết không nhất thiết trùng với quan điểm VnExpress.net.